TIN MỚI NHẤT

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Cơ thể bạn thay đổi những gì sau khi sinh

Sinh con là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của mỗi một người phụ nữ, tuy nhiên sau khi sinh cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt mà bạn nên biết và chấp nhận

Cơ thể bạn thay đổi những gì sau khi sinh
Cơ thể bạn thay đổi những gì sau khi sinh

Cơ thể bạn thay đổi những gì sau khi sinh


Sản dịch

Tôi nhớ có lần đến thăm một đồng nghiệp mới sinh em bé. Đó là thời điểm một vài tháng sau khi cô ấy sinh con, và chúng tôi đều là những bà mẹ mới sinh con lần đầu nên hoàn toàn không biết gì về chuyện sinh nở cũng như hậu quả của nó. Sau khi nựng nịu con trai bé bỏng của bạn, tôi hỏi cô ấy về cuộc chuyển dạ. “Không ai nói với mình về chuyện chảy máu sau sinh: chảy bao nhiêu và bao lâu thì hết. Mình cũng hoàn toàn không đọc bất cứ thông tin nào về chuyện này. Và mình thực sự bị sốc khi kì kinh kéo dài đến hơn 20 ngày sau sinh” cô ấy thì thầm, "không phải nói quá đâu, nhưng sinh nở thực sự là một cuộc tàn sát ở dưới đó!”.

Tức là sau khi sinh, sẽ hoàn toàn bình thường nếu bạn chảy máu rất nhiều và kéo dài vài tuần sau ngay cả khi bạn sinh mổ. Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, bạn sẽ bị mất máu rất nhiều. Sau đó, cơ thể bạn sẽ giải phóng tất cả các tàn dư của tử cung sau thai kỳ và sau sinh nở. Chất dịch âm đạo này được gọi là sản dịch, và nó có thể kéo dài từ khoảng 3-6 tuần sau khi sinh.

Sản dịch có ba giai đoạn riêng biệt. Trong giai đoạn đầu tiên (thường được gọi là sản dịch rubra hay “sản dịch đỏ”), là tình trạng nặng nhất kéo dài trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh và dần dần giảm đi sau khoảng 4-5 ngày sau khi sinh. Lúc này sản dịch bao gồm máu đỏ tươi, dịch nhầy, và mô nhau thai. Sản dịch đỏ sẽ giảm dần về màu sắc và kết cấu từ khoảng ngày thứ tư sau sinh, khi đó bạn sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của sản dịch (thường được gọi là “sản dịch loãng”). Tại thời điểm này, bạn sẽ nhận thấy dịch có màu hồng hoặc nâu nhạt, cùng niêm mạc của tử cung bong ra. Giai đoạn này kết húc vào khoảng 10 ngày đến hai tuần sau khi sinh. Giai đoạn cuối cùng của sản dịch (thường gọi là sản dịch alba hay “sản dịch trắng”), dịch sẽ có màu vàng hoặc trắng. Sản dịch thường kết thúc ở khoảng 6 tuần sau khi sinh.

Trong những ngày đầu tiên sau sinh, nếu bạn thấy sản dịch là các cục máu đông lớn (như kích thước của một quả bóng golf), bạn nhớ đi thăm khám. Ngoài ra, nếu bạn vẫn bị mất máu nặng ở hai tuần sau khi sinh, hoặc bạn nhận thấy rằng sản dịch của mình có mùi bất thường như tanh nồng hoặc mùi hôi, chắc chắn bạn phải kiểm tra sức khỏe sau sinh gấp.

Cổ tử cung, âm đạo, và vết thương

Một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất đối với hầu hết các bà mẹ sinh con lần đầu bằng phương pháp sinh thường là âm đạo có bình thường chưa và cảm giác của các mẹ ở chỗ ấy như thế nào? Sau ca sinh thường qua ngả âm đạo - nơi mà bạn phải đưa một quả dưa hấu ra bằng con đường có kích thước của một quả chanh - thì âm đạo của bạn sẽ bị sưng và giãn rộng đồng thời chuyển sang màu đỏ. Bạn cũng sẽ cảm thấy vô cùng đau ở “chỗ ấy”, nhất là khi di chuyển, khi đại-tiểu tiện. Tất cả là vì tử cung của bạn đã có 40 tuần để kéo dãn nhằm thích nghi với sự phát triển của em bé, nhưng âm đạo thì chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi vài giờ khi chuyển dạ để đáp ứng kịp thời hành trình sinh nở. Do đó, không có gì lạ khi bạn bị đau sau khi sinh!

Tin tốt là âm đạo của bạn sẽ trở lại bình thường: hiện tượng sưng sẽ giảm đi sau khoảng một tuần. Bạn cũng rất cần phải tập luyện để các cơ bắp vùng âm đạo - vốn đã bị kéo dãn trong khi sinh - trở lại hình dạng bình thường. Các bài tập sàn chậu kết hợp xông hơ vùng kín sẽ giúp bạn hồi phục vùng kín.

Cổ tử cung cũng sẽ bị đau sau khi bạn sinh em bé. Nó cũng sẽ trở lại hình dạng và kích thước bình thường sau một tuần hoặc lâu hơn một chút.

Nếu bạn đã bị rạch tầng sinh môn, bạn sẽ cần phải chú ý vùng kín nhiều hơn một chút. Mũi khâu tầng sinh môn thường sẽ tự tiêu sau khoảng năm ngày. Vết thương này khiến bạn đau đớn khi đi vệ sinh, đặc biệt là nếu bạn đi đại tiện. Lúc này bạn có thể dùng một miếng vải ướt và ấm đặt lên vết khâu khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện (đặc biệt là khi đi tiểu, vì trong nước tiểu có tính axit có thể làm vết thương đau đớn) để giảm căng và đau. Có một cách để đỡ đau hơn đó là bạn có thể đi tiểu đứng, hoặc xối nước ấm lên người khi đi tiểu. Nhớ giữ cho khu vực này càng sạch sẽ càng tốt.

Vết mổ của bạn có thể dài khoảng 10cm và khiến bạn vô cùng đau đớn sau khi thuốc tê hết tác dụng. Bạn sẽ được tháo chỉ sau 5 ngày sau sinh và tốt nhất bạn nên vận động sớm để vết mổ mau lành.

Tử cung cần thời gian để phục hồi

Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ dần trở lại kích thước bình thường của nó. Bạn có thể cảm thấy đau tương tự như cơn gò Braxton Hicks, đặc biệt là lúc cho con bú. Bạn có thể làm giảm đau bằng cách massage bằng chai nước ấm hoặc ngâm trong bồn nước ấm. Những cơn đau này sẽ nhanh chóng giảm đi, đặc biệt là khi bạn thường xuyên cho con bú.

Nếu không cho con bú mẹ, tử cung của bạn có thể phục hồi trong vòng 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Nếu bạn cho con bú, thời gian này có thể rút ngắn xuống còn 2 tháng. Nói chung, tử cung sẽ phục hồi sớm nhất là 2 tháng và lâu nhất là 18 tháng sau sinh.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn sẽ thấy vắng bóng nguyệt san liên tục vài tháng trước khi mọi thứ trở lại bình thường do kích thích tố của bạn vẫn chưa ổn định sau thai kỳ. Nhưng bạn vẫn cần phải đề phòng trường hợp rụng trứng xảy ra một cách bất ngờ mà bạn hoàn toàn không đoán được, chuyện này có thể khiến bạn “vỡ kế hoạch” trước khi thấy kỳ nguyệt san đầu tiên sau sinh.

Bụng lỏng lẻo và cân nặng còn dư

Sau khi sinh con, trông bạn vẫn như là người mang bầu vài tháng và tình cảnh này có thể kéo dài trong vài tuần, có khi vài tháng.

Tử cung vốn đã mở rộng đáng kể trong thời gian mang thai để chứa thai nhi, nay phải mất vài tuần để trở lại kích thước trước khi mang thai. Trong khi đó bạn sẽ thấy dạ dày của mình có vẻ lỏng lẻo, mềm mại và hình như bị xô lệch do cơ bụng bị kéo dài ra hết cỡ nên cần thời gian để mọi thứ trở lại trật tự bình thường.

Cân nặng của bạn sẽ giảm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cho con bú sẽ bạn giảm cân đáng kể. Ăn uống lành mạnh và hợp lý cũng sẽ giúp cơ thể bạn thon gọn hơn. Tập thể dục lại là một cách hữu hiệu để cơ thể trở nên săn chắc, tuy nhiên bạn cần vận động nhẹ nhàng trước khi tập các bài tập phức tạp. Bạn không nên áp dụng bất kỳ chế độ ăn kiêng hoặc các chương trình giảm cân quyết liệt nào mà không tham khảo lời khuyên từ bác sĩ.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy tử tế với chính mình và chờ cho đến khi cơ thể của bạn lành lặn hẳn rồi hãy suy nghĩ về chuyện giảm cân - ít nhất là 6 tuần sau sinh.

Có thể phải mất vài tháng để cơ thể bạn trở lại kích thước trước khi mang thai. Tuy cơ thể có thon gọn lại, thì bạn cũng phải chấp nhận một số bộ phận cơ thể đã thay đổi quá nhiều và không phù hợp với tủ quần áo cũ: hông bạn sẽ nở rộng, ngực lớn và có phần xệ hơn, bụng chảy xuống…

Tóc của bạn rụng cả búi


Tám tuần sau khi sinh, tôi quyết định đi chuốt lại mái tóc xác xơ của mình. Người thợ làm tóc quen thuộc buông một câu khiến tôi chột dạ: “Tóc của em rụng nhiều, mỏng và xơ chưa từng thấy”. Tôi cảm tấy rất thất vọng, nhưng cô ấy an ủi: “Tất cả các mẹ mới sinh đều phải trải qua giai đoạn tóc rụng từng túm sau khi sinh con. Vì vậy, nếu điều đó xảy ra với em thì cũng đừng lo lắng. Điều đó là bình thường."

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, lúc này cơ thể bạn rất ưu ái cho mái tóc - đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ mang thai nhận ra rằng tóc mình dày hơn và bóng hơn trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, mức độ estrogen trong cơ thể của bạn giảm xuống, và cùng với điều này là lông tóc trên cơ thể bạn bắt đầu rụng. Thông thường, tóc thường rụng nhiều nhất vào tầm tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 sau khi sinh. Bạn có thể nhận thấy có rất nhiều tóc rụng trong phòng tắm hoặc kẹt lại ở lược. Nhưng yên tâm là mái tóc của bạn không mỏng đi nhiều đâu, tóc chỉ rụng tạm thời và nó sẽ tiếp tục mọc mới sau giai đoạn khủng hoảng này.

Làn da của bạn xấu xí hơn

Khi mang thai, các hormone thai kỳ tác động lên da khiến làn da của bạn sáng hơn vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, hoặc bạn cũng có thể phải chịu đựng mụn hoặc nám da. Nói chung là làn da của bạn sẽ phải chịu những tác động trong thai kỳ, tích cực hoặc tiêu cực. Và sau khi sinh, những tác động này dần giảm lại.

Đường nigra, tàn nhang, nốt ruồi, và nám da xuất hiện khi mang thai rồi sẽ mờ dần. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với hiện tượng "mặt nạ thai kỳ" và chúng bắt đầu mờ dần trong khoảng sáu tháng sau sinh. Mặt nạ thai kỳ (mask of pregnancy) là thuật ngữ nói về tình trạng da sạm nám thường gặp trong giai đoạn mang thai. Giai đoạn này, dù ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay hóa chất từ mỹ phẩm, làn da vẫn có khả năng cao xuất hiện các mảng tối màu lan rộng.

Nếu bạn bị rạn da khi mang thai, bạn không thể ngăn chặn hay khiến nó biến mất hoàn toàn đâu, tốt nhất hãy làm bạn với nó trong thai kỳ. Sau khi sinh nở, vết rạn da sẽ dần mờ đi để lại vệt da màu tối hoặc sáng màu hơn khu vực da bên cạnh.

Ngực của bạn nở nang và lỏng lẻo hơn



Ngực của bạn đã phát triển trong quá trình mang thai khiến bạn ngỡ ngàng? Chưa đâu, khi bạn sinh con và sữa về, bạn có thể bị sốc như thế nào với độ hoành tráng của hai bầu vú. Kích thước của chúng tăng đột biến và khiến bạncăng đau nhức trong 1-2 tuần sau sinh. Tình trạng này sẽ lắng xuống sau một vài tuần, nhưng bầu ngực thường sẽ vẫn lớn hơn so với trước, đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú.

Núm vú của bạn cũng có thể dãn ra và sẫm màu, nhưng chúng sẽ mờ bớt trong vòng một vài tháng sau sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc mang thai có ảnh hưởng lớn nhất trong việc thay đổi kích thước và hình dáng bầu ngực, vì vậy nếu bạn lo ngại rằng cho con bú là sẽ "hủy hoại" bầu ngực thì bạn đã nhầm.

Trong thời gian cho con bú, ngực của bạn sẽ liên tục sản sinh sữa, nó vơi đi khi bé bú và đầy lên ngay sau đó. Núm vú của bạn sẽ mềm và nhạy cảm mỗi khi chạm vào. Nhiều phụ nữ thậm chí không thể chịu được cảm giác gò bó bởi áo nịt ngực, vì vậy áo lót dành cho mẹ cho con bú là một lựa chọn sáng suốt.

Sau khi bạn ngưng cho con bú, ngực của bạn có thể trống rỗng và chảy xệ, đây là điều hết sức bình thường. Sẽ phải mất khoảng 6 tháng sau khi cai sữa để bầu ngực phục hồi. Lúc này, bạn nên mặc áo nâng ngực để giảm tình trạng chảy sệ.

Sẽ có những thay đổi tích cực dành cho bạn


Đó là những lợi ích về sức khỏe khi mang thai mà bạn cần nhìn nhận để không cảm thấy quá thất vọng về cơ thể mình sau khi sinh con. Một số điều tích cực sẽ đến sau khi mang thai và sinh con là:

- Bạn có nhiều cơ hội giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tử cung.

- Sau khi mang thai, việc bạn cho con bú trong một thời gian dài (một năm hoặc hơn) sẽ tiếp tục giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú.

- Những phụ nữ đã từng có thai và sinh con sẽ ít phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Và việc cho con bú cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

- Hai nghiên cứu mới đây nhất của trường Đại học California cho thấy rằng thời gian nghỉ thai sản sau khi sinh sẽ tác động tích cực đến sức khỏe của cả trẻ sơ sinh và người mẹ. Vì vậy, đừng bao giờ tiết kiệm thời gian nghỉ thai sản

Đa số phụ nữ sau khi sinh con đều phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, họ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể lấy lại được vóc dáng như trước khi sinh. Bạn cần lên kế hoạch chăm con và làm đẹp làm sao có thể cân bằng được mọi thứ. Hãy nói chuyện với chồng để họ có thể hiểu và thông cảm cho bạn, vì có nhiều ông chồng cảm thấy " vỡ mộng" với thân hình sau sinh của vợ mình 

>> Xem thêm:

  • thay đổi cơ thể sau khi sinh
  • thay đổi cơ thể mẹ sau sinh
  • những thay đổi cơ thể sau khi sinh
  • những thay đổi của cơ thể sau khi sinh
  • thay đổi cơ thể sau sinh
  • những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh
  • cơ thể thay đổi sau khi sinh
Cơ thể bạn thay đổi những gì sau khi sinh
  • Facebook Comments
  • Blogger Comments

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Top